Những chuyện bi hài về ‘người giúp việc’ của mẹ bỉm sữa

Thuê người giúp việc khá phổ biến đối với các cặp vợ chồng trẻ, nhất là khi họ có em bé và người mẹ bắt đầu phải đi làm trở lại. “Có thêm một người lạ trong nhà là điều không ai thích cả nhưng khi mình đi làm, cần phải có người trông bé và đỡ đần việc nhà nên mình đành phải bỏ tiền ra thuê người giúp việc” – đây là tâm sự của chị Minh Hằng, một nhân viên kinh doanh (Long Biên, Hà Nội), là mẹ của bé trai 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, chị Minh Hằng cũng thừa nhận rằng việc thuê được một người giúp việc ưng ý thật không dễ dàng, thậm chí còn khiến gia đình rơi vào cảnh “lộn xộn” do “tính nọ tật kia” của người giúp việc, chính vì vậy mà giải pháp giúp việc nhà theo giờ là tối ưu nhất. Chị Hằng cũng như nhiều bà mẹ khác đã phải thay đổi 5-6 người giúp việc và rơi vào không ít tình huống bi hài.
Những chuyện bi hài về ‘người giúp việc’ của mẹ bỉm sữa.

Khi người giúp việc mê xem phim
Người giúp việc nhà chị Hằng được đánh giá là nhanh nhẹn, tháo vát, tính tình vui vẻ, khéo cho bé ăn, ngủ và dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. Mọi yêu cầu cần có với một giup viec nha theo gio chị đáp ứng hết, chị này đều đáp ứng đủ, tuy chỉ có một điều khiến chị Hằng phải “đau đầu” là chị giúp việc rất mê xem phim Cô dâu 8 tuổi và các bộ phim truyền hình dài tập (các phim dài trên, dưới 100 tập). “Đã có lần vì mải mê xem phim, chị ấy không biết bé bò ra khỏi cửa và bị ngã u đầu”, chị Hằng chia sẻ rằng sau lần đó, chị đã phải nghiêm khắc “kiểm điểm” chị giúp việc, thậm chí là thỏa thuận về thời gian được xem phim trong ngày để chị giúp việc chuyên tâm vào công việc.
Khi người giúp việc là ‘trùm buôn dưa lê’
Vốn mau miệng, người giúp việc nhà chị Thu Hoa (Đống Đa, Hà Nội) lại rất thích “tâm sự”. Sau khi hoàn thành  các công việc được giao, chị hay sang nhà hàng xóm giao lưu, “buôn chuyện” và các câu chuyện thường xoay quanh nội dung “thâm cung bí sử” của nhà chị Hoa như chồng chị Hoa tháng này kiếm được bao nhiêu tiền, vợ chồng chị Hoa mới cãi nhau, chị Hoa mới mua được cái tủ lạnh đắt lắm… Vì vậy, có khi vừa đi làm về, chưa kịp bước chân vào nhà, chị Hoa đã bị bà hàng xóm gọi vào và hỏi han chuyện nhà, tường tận từng chuyện một. Sau khi điều tra được nơi “rò rỉ” thông tin, chị Hoa đã phải cảnh cáo, thậm chí dọa trừ lương người giúp việc để mọi chuyện không tái diễn.

Giup viec nha theo gio

Khi người giúp việc ăn đủ, ngủ đúng giờ
Một đồng nghiệp khác của chị Minh Hằng còn gặp cảnh “trái ngang” hơn khi người giúp việc luôn duy trì chế độ sinh hoạt điều độ và “biết ăn biết mặc”. Chị này kể, “Bữa nào cũng vậy, khi mâm cơm vừa bưng lên, chị ấy đã ngồi vào mâm, tích cực gắp thức ăn ngon nhất trong mâm và ăn liền 3 bát. Chị ấy bảo phải ăn nhiều mới đủ sức khỏe làm việc. Rồi khi ở nhà, chị ấy cũng tự ý uống sữa, nước hoa quả và ăn bánh kẹo trong tủ lạnh (để tăng cường sức đề kháng). Đến giờ ngủ, dù bé chưa ngủ, chị ấy cũng ngủ rất đúng giờ (để không hại sức khỏe). Vậy nên, dù có người giúp việc nhưng mình vẫn phải thức khuya dậy sớm mỗi ngày”.
Khi người giúp việc hay nhớ nhà  
Chị giúp việc nhà chị Thu Ngọc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì cứ 2 tháng lại “đòi” về quê vì nhớ bố mẹ, ông bà hoặc lấy lý do có chị em họ hàng bị ốm, cưới xin. Đến Tết, chị ấy về từ ngày 22 âm lịch (đúng một ngày trước ngày ông Công, ông Táo) và đến hết rằm tháng Giêng mới lên. Khoảng thời gian chị giúp việc về thăm quê như vậy, vợ chồng chị Ngọc “tất bật ngược xuôi” để gửi con, chăm con và dọn dẹp nhà cửa, thậm chí có lần, hai vợ chồng phải thay phiên nhau xin nghỉ phép ở nhà trông con. Biết là bất tiện như vậy nhưng chị Ngọc vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì lý do là “chị giúp việc này chăm bé tốt, sạch sẽ nên phải ‘chiều’ chị ấy chứ tìm được người giúp việc ưng ý bây giờ khó lắm”.